3 Lầm Tưởng Tai Hại Về Bật Lửa Zippo

Admin 14/03/2017

3 ĐIỀU LẦM TƯỞNG TAI HẠI VỀ BẬT LỬA ZIPPO

 

Rất nhiều bạn mới nhập môn Zippo hay lầm tưởng 3 điều này, nếu muốn trở thành một dân chơi Zippo thực thụ hoặc chí ít là  người chơi Zippo có am hiểu, có kiến thức cơ bản đúng đắn bạn hiền nên đọc bài này nghen!  

 

1. Vỏ và ruột Zippo trùng nhau.

 

Chắc hẳn các bạn thường nghe ai đó nói rằng, một chiếc Zippo "xịn" thì mã số - ký hiệu tháng, năm sản xuất được dập trong ruột phải trùng với mã số-ký hiệu dập dưới mộc đáy bên ngoài vỏ.

 

Điều này sai!

 

Thứ nhất: Hãng Zippo chưa bao giờ công bố thông tin như vậy.

 

Thứ hai: Nếu các bạn có dịp tham quan nhà máy của hãng Zippo tại USA thì các bạn sẽ biết quy trình sản xuất một chiếc Zippo có rất nhiều công đoạn, trong đó vỏ và ruột chạy trên hai dây chuyền máy móc khác nhau và sản xuất không cùng thời điểm, số lượng ruột Zippo được sản xuất lúc nào cũng nhiều hơn vỏ, ruột được sản xuất trước và dự trữ sẵn trong kho, vỏ được sản xuất sau.

 

Như vậy vừa để phục vụ vấn đề bảo hành (hãng chỉ bảo hành thay thế ruột) cũng như bảo đảm cung ứng đủ cho thị trường nếu không muốn rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa.

 

zippo

Kí hiệu vỏ ruột Zippo không nhất thiết phải trùng nhau mới là Zippo thật.

 

Thứ ba: Bạn cũng nên biết mẫu mã Zippo chỉ khác nhau về vỏ bên ngoài, còn tất cả ruột bên trong đều như nhau. Không có lý do gì để người bán đổi tráo đổi ruột chiếc Zippo bán cho bạn cả, trừ khi họ làm cho nó trùng nhau để đáp ứng yêu cầu một ít khách hàng khó tính, cứ khăng khăng giữ quan niệm sai lầm như vậy thôi. :)

 

Đối với hãng Zippo, điều này không làm thay đổi tiêu chẩn chất lượng hàng hóa. Cho dù bạn mua ngay tại hãng Zippo thì điều này vẫn không thay đổi, trừ khi bạn may mắn vì tỉ lệ trùng khớp vỏ ruột theo thống kê không chính thức là 5%, tức 100 chiếc chỉ có 5 chiếc có vỏ ruột trùng nhau mã số tháng năm, còn lại là khác tháng sản xuất, thậm chí có những chiếc còn khác luôn cả năm (trường hợp này hay rơi vào cuối hoặc đầu năm).

 

Vấn đề đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu là giấy mực, thời gian giải thích của những người bán Zippo chân chính tại Việt Nam rồi đó. Vì thế bạn yên tâm khi sở hữu trong tay hoặc đang muốn mua một chiếc Zippo như vậy nhé!

 

2. Âm thanh bật nắp Zippo.

 

Thông thường những bạn mới tìm hiểu hoặc những bạn đã hiểu (nhưng chưa sâu) về bật lửa Zippo khi cầm trên tay một chiếc Zippo mới, sau khi dùng thử thường thắc mắc về âm thanh khi bật nắp. Có bạn cho rằng chiếc bật lửa Zippo xịn mới mua khi bật nắp thì phải phát ra tiếng “koong” thật thanh, thậm chí khẳng định chỉ cần nghe tiếng mở nắp là biết ngay Zippo giả hay thật!

 

Như bạn đã biết bật lửa Zippo là một sản phẩm được làm bằng cách gia công từng chi tiết một (đúc, tiện dập,..) sau đó lắp ghép lại với nhau. Dù công nghệ hiện nay đã rất phát triển tuy nhiên các chi tiết này vẫn chưa thực sự khít với nhau, vẫn còn những “gờ” và “góc cạnh” sẽ bị mài mòn trong quá trình sử dụng. Zippo ở một góc độ nào đó cũng như chiếc xe gắn máy, cần phải có thời gian chạy rodage.

 

Quá trình mài mòn này sẽ diễn ra mạnh nhất ở các bật lửa Zippo mới, sau một thời gian sử dụng, các chi tiết này sẽ khít với nhau một cách hài hòa, hoàn hảo. Lúc này âm thanh bật nắp mới thật sự phát ra rõ rệt nhất. Tùy theo chất liệu vỏ cũng như kiểu trang trí bên ngoài vỏ (ốp nổi, in sơn,…) mà âm thanh bật nắp trầm, bổng, trong thanh hay ấm áp khác nhau cũng giống như bên lĩnh vực loa âm thanh vậy

 

Các bạn cũng nên biết rằng sự thật là không có chiếc Zippo nào kêu giống chiếc Zippo nào “mỗi chiếc một vẻ, mười phân vẹn mười” nếu đúng là hàng thật chắc chắn tiếng kêu khi bật nắp sẽ không lẫn vào đâu được.

 

Một điều nữa, một chiếc Zippo trang trí càng nhiều vào vỏ thì tiếng kêu sẽ bớt thanh và vang hơn một chiếc trơn không trang trí gì nhé. Cuối cùng, không có một phương pháp nào để giúp tiếng kêu trở nên hay hơn cả, vấn đề này rất trừu tượng, nó còn phụ thuộc vào tai người nghe nữa.

 

Người sửa chữa hay độ Zippo chỉ có thể làm cho chiếc Zippo của bạn phát ra âm thanh bật nắp lớn hơn mà thôi, bằng cách can thiệp, tăng độ nảy của “lưỡi gà”, tức miếng thép đàn hồi nằm bên trong buồng đốt nảy “búa cam” đập vào nắp mạnh hơn từ đó gia tăng âm thanh phát ra.

 

3) Độ rơ nắp, bản lề Zippo.

 

Nhiều bạn cho rằng, một chiếc Zippo chuẩn và xịn là nắp không có độ rơ khi dùng một tay lắc nhẹ phần nắp, tay kia giữ phần thân dù đang cầm trên tay một chiếc Zippo mới leng keng vừa lấy ra trong hộp. Điều này hoàn toàn sai lầm! Bản lề của chiếc Zippo nào cũng cần phải có độ rơ, miễn là nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

 

Cấu tạo đặc thù của chiếc Zippo là như vậy, bạn không thể muốn nó “cứng ngắt” theo ý bạn được. Một chiếc bật lửa Zippo trong tình trạng nào, mới hay cũ miễn còn lên lửa được và bật nắp còn kêu thì đó vẫn còn là một chiếc Zippo tốt, chỉ khi nào bị sự cố “thân lìa khỏi nắp, ruột rời khỏi vỏ” và đến lúc không thể sử dụng được nữa thì lúc đó chúng ta mới tính đến việc sửa chữa. Bạn nhớ rằng không nên can thiệp vào bất cứ chi tiết nào để không làm mất “zin” chiếc Zippo nhé!

 

                                                                                         - Nguyễn Hồ Hoàng Dũng

 

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì cần hỗ trợ vui lòng gọi 090 949 1932 hoặc 090 969 1932

hoặc email về cs@zippostore.vn

 

Chúng mình luôn sẵn lòng hỗ trợ, giải đáp cho bạn!

 



 

Share :

Viết bình luận của bạn